Tại sao những đóa hoa tươi biết mùa xuân về

Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao vào mùa xuân, thực vật trong tự nhiên lại thi nhau đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái? đặc biệt là những đóa hoa tươi khi biết mùa xuân về.

Hoa tươi

Thích nghi để sinh tồn

Đây là một định luật của thiên nhiên áp dụng cho mọi sinh vật, không thích ứng được với môi trường mới thì sinh vật đó bị diệt vong. Thực vật xuất hiện trên địa cầu cách đây khoảng 2,7 tỷ năm. Kể từ đó đến nay, hàng loạt quá trình biến đổi liên tục của khí hậu trên trái đất từ nóng lên cho đến kỷ băng hà, cứ mỗi lần biến đổi như vậy, một số sinh vật bị tuyệt chủng. Số sinh vật sống sót phải tự “đúc kết” ra những chiến thuật để sinh tồn. Những “kinh nghiệm” này sẽ được quy định trong gien của từng loại cây, ở từng vùng sinh thái khác nhau sẽ khác nhau.

Cây truyền chủng qua hạt. Để con cháu sinh tồn, cây phải biết ra hoa tươi, kết trái, rụng hạt lúc nào để hạt mọc thành cây con, và cây con có khả năng sống sót qua điều kiện ngoài môi trường. Hai yếu tố quan trọng nhất để thực vật sống và tăng trưởng là nước và nhiệt độ.

Ở vùng lạnh, mưa quanh năm, nên yếu tố nước không quan trọng. Chính nhiệt độ giữ vai trò chính yếu cho sinh tồn. Để hạt không nảy mầm và tránh cho cây con có thể bị chết do trời lạnh, cây ở những vùng này biết lúc nào cho hạt chín và rụng. Ngoài ra, cây cũng còn biết cách “che chở” hạt sống qua mùa đông hoặc bằng cách “ngủ” (hưu miên), ngủ bao lâu, và biết lợi dụng giá buốt để kích động hạt nảy mầm và ra hoa tươi khi tới tuổi trưởng thành. Quá trình này gọi là hiện tượng đông hàn hay xuân hóa.

Ở vùng nhiệt đới, vì trời ấm hay nóng quanh năm, nhiệt độ trở thành không quan trọng. Ngược lại, nước mới quan trọng, vì mưa theo mùa. Do đó, mỗi loài cây phải tự lên “kế hoạch” cho mình, để làm sao hạt nảy mầm được khi có nước trong mùa mưa, và cây con có đủ hệ thống rễ khả dĩ sống được trong mùa khô hạn kéo dài, chờ đợi mùa mưa năm tới.

Vì vậy, mỗi loài cây phải “biết thời tiết” để tự “kế hoạch sinh sản”. Mỗi loài cây cũng phải tự “biết mình” là từ ngày ra hoa đến ngày hạt chín rụng là bao nhiêu ngày, nó cũng phải biết là hạt có thể sống bao lâu trong đất trước khi gặp nước để nảy mầm, và nảy mầm vào thời điểm nào là thích hợp.

Bó hoa hồng phớt

Cây biết đọc lịch

Để có được những “kinh nghiệm” đó, cây cũng phải biết đọc lịch để tới ngày tháng nào đó nó tự tạo nụ hoa, nở ra hoa, kết trái, già chín và hạt rụng theo đúng “kế hoạch”. Làm sao cây biết lịch, làm sao cây biết cứ vào tháng 5 dương lịch là có mưa, và mưa suốt 5 – 6 tháng trời? Mà mùa mưa thì có thể đến sớm hơn hay trễ hơn, tùy năm.

Trước nhất, cây cối là các nhà toán học, rành về xác suất, cây biết cho hoa nở không cùng một lúc, có cái trước, có cái sau, trải dài một vài tuần, có nhiều loài kéo dài vài tháng, hay có loài hoa nở thành 2-3 mùa hoa một năm, để bảo đảm khi hạt chín thế nào cũng có một số hạt trúng vào mùa mưa nhiều, nếu mùa mưa đến trể hay sớm.

Như vậy, làm sao cây biết làm lịch thảo kế hoạch thực hiện cho mình? Thời tiết và mùa mưa có thể thay đổi, không năm nào giống năm nào, nhưng có thể dựa vào xác suất để phân loại. Cây biết rằng mùa có thể thay đổi, đến sớm hay muộn, nhưng chu kỳ trục quay của trái đất không thay đổi. Trục trái đất khi nghiêng qua rồi nghiên lại, tạo ra ngày dài ngắn khác nhau theo mùa. Thời tiết vì thế cũng có liên hệ với gốc độ của trục quay của địa cầu.

Lá cây nhạy cảm với thời gian của ngày, và dùng thời gian ban ngày, đúng hơn là thời gian ban đêm, làm lịch. Lá cây xử dụng một sắc tố protein nhận màu để nhận biết cường độ ánh sáng. Sắc tố này được tạo nhiều nếu đêm dài hơn ngày, là yếu tố cần thiết để kích động bộ máy di truyền gien làm nhiệm vụ điều khiển việc tạo hoa.

Như vậy, đối với một loài cây, vào mùa có ngày ngắn dần (hay đêm dài dần) tới một thời điểm cây bắt đầu chứa nhiều sắc tố để phát động ra hoa. Nếu ngày dài hơn số giờ này, cây không ra hoa. Cây hoa mai có thời gian tính ngày nằm khoảng 11 giờ 10 phút.

Tại Sài Gòn, ngày 21/9 ngày dài 12 giờ, cây mai chưa phát động việc ra hoa. Sau ngày này, ngày ngắn dần, cho tới khoảng chừng 1/11 dương lịch là lúc ngày chỉ dài 11 giờ 10 phút, đạt giới hạn thì cây sẽ bắt đầu phát động tạo hoa, để hoa mai nở trong mùa Xuân, dịp Tết.

Tương tự, hoa cúc hoang có nhật kỳ cao hơn, nên hoa nở sớm hơn, vào khoảng cuối thu (tháng 11). Con người qua hàng ngàn năm đã tuyển chọn loài có nhật kỳ ngắn hơn, và dùng kỹ thuật để ép hoa cúc nở vào dịp đúng Tết.

Bí quyết theo dõi mùa đông không chỉ dừng trong vương quốc thực vật. Các loài côn trùng cũng đo đếm những ngày giá lạnh để chúng không đẻ trứng quá sớm trong năm.

>>> Xem thêm mẫu Hoa tươi

Chia Sẽ
Share On Facebook
Share On Twitter
Share On Google Plus
Share On Linkedin
Share On Pinterest

Comments

Đăng bởi

X